Trẻ em dưới 6 tuổi có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang tuổi lớn và phát triển rất cao cho nên cần được quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và các chất xây dựng cơ thể như chất Prôtít (Đạm), Lipít (Mỡ), Gluxít (Đường), vi ta min và chất khoáng. Ăn uống tốt giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh, phát triển và hoạt động vui vẻ. Trẻ có vui vẻ, khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng.
Vì vậy Trường Mầm non Mỹ Đức luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng thực đơn cho trẻ sao cho hợp lý, kích thích trẻ ăn ngon miệng. Xây dựng thực đơn cho bé phải tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ 4 yêu cầu:
1. Đảm bảo đủ lượng Kalo:
Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ bột đường (G) và chất béo (L).
G có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường. L có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa hai loại thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày.
2. Cân đối tỷ lệ giữa các chất: P-L-G
Trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm . Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất: P- L- G theo tỷ lệ thích hợp của trẻ là: 14 ;26 ; 60. Muốn cân đối được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây:
+ Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt, ngược lại đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày thì hạn chế, vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ.
+ Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến thành các món rán, xào. Để đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày, bữa trưa trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp, mỳ, chè các loại.
3. Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm:
Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phẩm . Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn , có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.
4. Thực đơn theo mùa
Ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khẩu vị và trạng thái của thức ăn.
– Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau. Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn.
– Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhều nước tăng lên và những món canh chua, canh cua… trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món sào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn.
– Còn về thực phẩm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa.
THỰC ĐƠN TRẺ
|
Tuần II…tháng 5… năm 2020
|
Ngày,
tháng
|
Bữa phụ sáng
(NT + MG)
|
Bữa chính sáng
(NT + MG)
|
Bữa chiều
|
Ghi chú
|
Bữa chính chiều
(Nhà trẻ)
|
Bữa phụ chiều
(Mẫu giáo)
|
Thứ 2/08
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Thịt lợn, tôm, đậu phụ
|
Cháo thịt gà, thịt lợn
|
Cháo tim cật
|
|
Canh thịt lợn cải xanh
|
|
|
|
Thứ 3/09
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Trứng vịt thịt lợn rim
|
Bún riêu cua
|
|
Canh tôm củ quả
|
|
|
|
Thứ 4/10
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Cá trắm, thịt lợn rim
|
Cháo sườn lợn bí đỏ
|
Cháo thịt bò cà rốt
|
|
Canh chua dọc mùng
|
|
|
|
Thứ 5/11
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Thịt gà, thịt lợn, thịt bò
|
Cháo tim lợn, thịt lợn
|
Chè đậu đen, bí ngô
|
|
Canh cá rô phi củ canh
|
|
|
|
Thứ 6/12
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Mực tươi, thịt lợn rim
|
Miến ngan
|
Miến ngan
|
|
Canh cáy rau đay, mướp
|
|
|
|
Thứ 7/13
|
Sữa bột nuti IQ
|
Cơm tẻ
|
|
|
|
Sườn lợn, thịt lợn sốt cà chua
|
Cháo cá chép
|
Bánh đa cua
|
|
Canh ngao rau mồng tơi
|
|
|
|