Trẻ nhỏ luôn hiếu động và tò mò với thế giới xung quanh. Tham gia các trò vận động vui nhộn là cách tốt nhất giúp các bé mẫu giáo khám phá thế giới, phát triển kỹ năng và học hỏi nhiều điều mới lạ. Dưới đây là những trò chơi vận động cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi bố mẹ có thể áp dụng để chơi cùng các bé.
Trò chơi số 1: Ai đoán đúng?
Trò chơi này sẽ giúp các bé có phản xạ nhanh nhạy, nắm bắt được bảng chữ cái và phát hiện những chữ còn trả lời sai để học lại.
Chuẩn bị:
- Những mẩu giấy ghi câu đố về mô tả hình dáng chữ cái
- Một chiếc hộp đựng câu đố
Cách chơi: Bố mẹ bốc một câu đố trong hộp đựng, đọc to câu đố cho các bé. Nhiệm vụ của bé là đoán xem đó là cấu tạo của chữ cái gì. Thời gian trả lời trong 5s. Ai đoán nhanh hơn sẽ chiến thắng.
Trò chơi số 2: Xếp hình chữ cái
Với trò chơi này, các bé sẽ được ôn lại một lần nữa hình dáng của các chữ cái, giúp nhớ sâu và in lâu hơn trong đầu.
Chuẩn bị:
- Các thẻ chữ cái: ô, i, v, r
- Các loại sỏi, cúc áo hoặc hột hạt để xếp chữ
- Rổ đựng các đồ vật trên
Cách chơi:
- Bố mẹ hướng dẫn các bé sử dụng sỏi, cúc áo hoặc hột hạt xếp theo hình các thẻ chữ cái đã chuẩn bị sẵn.
- Các bé sẽ dùng sỏi, cúc áo hoặc hạt để xếp thành chữ có sẵn
Trò chơi số 3: Vận động Coding
Vận động Coding giúp trẻ di chuyển một cách linh hoạt, tăng cường khả năng phối hợp của tay – chân, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển. Đặc biệt giúp phát triển tư duy và khả năng phân tích, xử lý tình huống.
Chuẩn bị:
- Giấy A4, Bút màu, Băng dính
Và làm theo các bước:
Bước 1: In chân, tay của bé lên giấy và trang trí theo sự sáng tạo của cả gia đình.
Bước 2: Hướng dẫn bé sắp đặt các hình bàn tay, bàn chân xuống sàn theo quy luật, tối đa chỉ 2 bàn tay hoặc 2 bàn chân ở 1 hàng ngang và dán cố định giấy xuống sàn.
Cách chơi:
Bố mẹ hướng dẫn con di chuyển, đặt đúng tay và chân theo hình ảnh bàn chân, tay trên sàn.
Có thể thay đổi quy luật trên sàn để tăng độ thử thách và sự hứng thú cho trẻ.
Vận động Coding giúp trẻ di chuyển một cách linh hoạt
Trò chơi số 4: Vượt chướng ngại vật
Trò chơi này sẽ giúp bé vận động phối hợp liên hoàn các bộ phận của cơ thể.
Chuẩn bị: Các chướng ngại vật như tấm đệm, thùng carton, các vòng tròn nhựa..
Cách chơi: Mẹ sẽ làm trọng tài. Bố và con sẽ cùng nhau vượt qua các chướng ngại vật như bò qua những tấm đệm, bò xung quanh hoặc vào trong các hộp các-tông, bò qua chân bàn ghế, nhảy qua các vòng tròn nhựa… Bố lưu ý vượt thật chậm để nhường bé thắng, còn mẹ sẽ đứng ngoài cổ vũ cho cả hai bố con.
Vượt chướng ngại vật giúp bé vận động phối hợp liên hoàn các bộ phận của cơ thể
Trò chơi số 5: Bóng rổ mini
Bóng rổ là trò chơi phát triển chiều cao, tăng cường sức bền cho hệ thống tim mạch và nâng cao sức đề cho trẻ được các chuyên gia tin tưởng và tư vấn.
Trên thị trường đang bán sẵn rất nhiều các bộ bóng rổ với nhiều kích cỡ tùy vào không gian vận động của con, bố mẹ hãy đặt cố định tại nhà hoặc treo trên móc tường để con tập ném bóng vào rổ. Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu bố mẹ cùng cổ vũ và cùng tham gia với con. Trên thị trường có rất nhiều bộ bóng rổ mini với kích cỡ khác nhau